Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara
191 Lượt xem

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara

Bệnh giun Toxocara hay còn gọi là bệnh giun đũa chó mèo ở người gây nên do 2 loại giun đũa: Toxocara canis (ở chó) và Toxocara cati (ở mèo). Người bệnh sẽ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hoặc mèo. Bệnh không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt và thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.

Sự lây truyền của giun toxocara là do các điều kiện về khí hậu, tình trạng vệ sinh, các tập quán sinh hoạt và mức độ tiếp xúc với đất bẩn nhiễm phân chó mèo.

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara
 

1. Những nguyên nhân gây ra bệnh giun Toxocara

Các nguồn truyền nhiễm:

  • Ổ chứa: Chó là ổ chứa của toxocara canis và mèo là ổ chứa của toxocara cati; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân chó mèo.
  • Thời gian ủ bệnh: Từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy cảm của người bệnh. Trường hợp mắc bệnh do ăn phải gan có mầm bệnh mà chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh có thể là vài ngày hoặc chỉ là vài giờ.
  • Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các bộ phận khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt... gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các bộ phận nhiều năm nếu không được điều trị.
  • Thời kỳ lây truyền: Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. Khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun toxocara ra ngoại cảnh.
  • Bệnh giun toxocara lây truyền qua đường ăn uống do nuốt phải trứng giun có trong đất hoặc nước nhiễm phân chó mèo. Ngoài ra ấu trùng giun có trong thịt chó mèo, nếu người bệnh ăn phải mà chưa được chế biến kỹ cũng sẽ bị lây bệnh. Đặc biệt bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

2. Các triệu chứng của bệnh giun toxocara

Các triệu chứng của bệnh giun toxocara   Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara
Các triệu chứng của bệnh giun toxocara   Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara
 

Bệnh giun Toxocara không có những triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Một số bệnh nhân có biểu hiện như:

  • Gan to, sốt
  • Các triệu chứng về phổi như: Ho, đau ngực
  • Về đường tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu
  • Tăng globulin máu, tăng bạch cầu ưa axit không thường xuyên.

Trong trường hợp nhiễm bệnh nặng thì các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm gây ra hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú do sự di trú của ấu trùng giun toxocara và bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80-90%.

Bệnh giun Toxocara không có những triệu chứng lâm sàng đặc hiệu.

3. Những biện pháp phòng chống bệnh giun toxocara

Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống bệnh giun tocoxara
 

  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng đặc biệt là các chủ nuôi chó, mèo; bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó mèo.
  • Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em. Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch hoặc thịt chó, mèo chưa nấu chín.
  • Tẩy giun cho chó mèo thường xuyên: với chó mèo con, cần tẩy giun ngay từ 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của cộng đồng: Thăm khám kỹ lưỡng – Chẩn đoán chính xác – Điều trị kịp thời, các bác sĩ khoa PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA TP.HCM không ngừng nỗ lực nghiên cứu và học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, làm giàu thêm kinh nghiệm thực tiễn.

Các bác sĩ thường xuyên áp dụng những phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến để phát hiện sớm bệnh, từ đó tối ưu hóa hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Để được tư vấn chi tiết nhất về các bệnh về giun sán hoặc ký sinh trùng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

-------------------------------------------------------------------

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA TP.HCM

CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 74 - 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP HCM

​Tổng đài: 081080 - Hotline: 02838302345

Mở cửa từ 7h đến 17h, thứ 2 đến thứ 7​

Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa

Thời gian nhận kết quả và thuốc điều trị trong ngày

Chỉ Đường Theo Bản Đồ ► Tại Đây

Tag: thuốc trị sán chó | thuốc trị bệnh sán chó | trị sán chó | điều trị sán chó tại nhà | trị sán chó tại nhà

bản đồ đường đi
thông báo

LỊCH KHÁM BỆNH

Phòng khám làm việc từ thứ 2 đến CN

Mở cửa từ 7h sáng đến 5 giờ chiều

Nghỉ ngày Lễ, Tết 

Trân trọng thông báo

Hỗ trợ trực tuyến

"Thường xuyên ngứa da

 nên kiểm tra giun sán"

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

LIÊN HỆ BÁC SĨ

Hotline: 02838302345

Phòng khám quốc tế ánh nga

GIẤY PHÉP SỐ 

02523/SYT-HCM-GPHĐ

MÃ SỐ THUẾ

0312466011/SKHĐT-HCM

ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

ĐT: 028 38 30 23 45 - Tổng Đài 081080

video clip
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Giới thiệu  phòng khám Ánh Nga
Giới thiệu phòng khám Ánh Nga
thống kê truy cập
  • Đang online: 64
  • Hôm nay: 4122
  • Tuần: 26518
  • Tháng: 100001
  • Tổng truy cập: 2655930
Zalo
Hotline
Hotline