Bệnh chàm và những yếu tố liên qua đến bệnh giun sán

Bệnh chàm và những yếu tố liên qua đến bệnh giun sán
9781 Lượt xem

Thưa bác sĩ em bị ngứa da khoảng một nay, ngứa bất cứ vị trí nào, ngứa nhiều sau tắm và khi đi ngủ, thời gian đầu ngứa ít sau tăng dần. Ngứa nhiều em gãi lâu ngày trên da xuất hiện những vết thẹo thâm.

Em đã đi khám da liễu bác sĩ nói em bị bệnh chàm và cho em thuốc điều trị 3 đợt trong 3 tháng, khi em uống thuốc thì bớt ngứa hết thuốc lại ngứa trở lại. Em đã tìm hiểu trên mạng và biết được ngứa cũng có thể là do nhiễm giun sán trong máu.

Xin bác sĩ cho em biết bị nhiễm giun sán trong máu có thể bị bệnh chàm không? Nếu có thì tại sao nhiễm giun sán lại gây ngứa và gây bệnh chàm thưa bác sĩ. Em cảm ơn bác sĩ. N.KĐ. Đồng Nai.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi và chúng tôi xin trả lời bạn như sau.

Khi bị nhiễm giun sán trong máu tăng nguy cơ bị bệnh chàm

Hiện nay tỷ lệ người bị ngứa da, chàm dị ứng trong dân số chiếm tỷ lệ rất cao, bệnh có ở khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam tỷ lệ chàm dị ứng đồng đều cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Khi bị bệnh chàm, ngứa dị ứng phần,lớn bệnh nhân đi khám da liễu. Đó là điều hiển nhiên vì nó là bệnh ngoài da, nhưng ít ai nghĩ đó là nguyên nhân trong máu cụ thể là do nhiễm ấu trùng giun sán trong máu.

Tại sao nhiễm ấu trùng giun sán trong máu lại gây bệnh chàm?

Trong khi ăn, uống, sinh hoạt vô tình chúng ta nuốt phải ấu trùng, ấu trùng vào ruột non người rồi xuyên qua thành ruột theo dòng máu chu du khắp cơ thể, đến tim, gan, thận, phổi, mắt não, dưới da…chúng có thể gây tổn thương tại những vị trí chúng đi qua như u gan, sỏi mật, viêm mống mắt, giảm thị lực, viêm não.

Chàm da bụng ở bé gái nhiễm bệnh giun sán trong máu benhgiunsan.vn

Nguyên nhân chàm dị ứng là chất thải tiết từ phân, dịch tiết của ấu trùng giun sán trong dòng máu, dưới da, niêm mạc. Khi cơ thể phát hiện chất thải tiết đó của giun sán, cơ thể sẽ nhận biết đó là một kháng nguyên lạ và cơ thể sinh kháng thể để chống lại kháng nguyên đó (giống như trận chiến đấu) rồi giải phóng Histamin chất gây ngứa. Do đó người bệnh nhiễm giun sán thường bị ngứa da dị ứng, sau khi gãi để lại vết chàm, viêm da thứ phát dị ứng chàm.

Ngứa da dị ứng có nhiều nguyên nhân gây ra và không phải tất cả các trường hợp ngứa da đều là do giun sán. Trường hợp nếu chữa trị da liễu không hiệu quả thì nên xét máu để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh chàm.

Điều trị bệnh giun sán có khỏi được bệnh chàm hay không

Trên một bệnh nhân bị ngứa da, chàm, dị ứng lâu ngày điều trị da liễu không khỏi thì nên đi khám xét nghiệm kiểm tra giun sán trong máu. Nếu bệnh nhân bị chàm, điều trị da liễu không hiệu quả, kết hợp xét nghiệm máu dương tính với ấu trùng giun sán thì việc điều trị bệnh giun sán sẽ hỗ trợ ngăn chặn bệnh chàm do giun sán.

Bệnh chàm do giun sán có nguy hiểm không?

Bệnh chàm do giun sán ít nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đến hiệu quả học tập và năng xuất lao động, sử dụng thuốc dị ứng lâu ngày để trị bệnh ngứa da có nguy cơ dẫn đến suy gan, thận,...

Thời gian trị bệnh chàm do giun sán bao lâu?

Nhiễm giun sán trong máu gây bệnh chàm do đó cần sử dụng thuốc diệt ấu trùng trong mô, trong máu để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, sau khi chữa trị ấu trùng cũng đồng thời hỗ trợ chữa trị bệnh chàm, trung bình là 1 đến 2 tuần.

Nhiều người bị chàm nhưng không hay biết là do đâu hoặc khi phát hiện ra bệnh giun sán nhưng chữa trị không đúng thuốc, không đủ liệu trình, dẫn đến bệnh dai dẳng kéo dài và có nguy cơ ấu trùng lên não gây liệt, tử vong.

Trị bệnh ấu trùng giun sán gây ngứa hỗ trợ ngăn chăn bệnh chàm tái phát

Bệnh ấu trùng giun sán trong máu không giống như bệnh giun sán nhiễm trong ruột, vì hai dạng bệnh này không dùng chung phác đồ điều trị. Bệnh giun sán trong ruột sẽ dùng thuốc khác so với bệnh giun sán trong máu. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào loại giun sán bị nhiễm sẽ có thuốc riêng, liệu trình riêng để trị những loại ấu trùng giun sán khác nhau trong cơ thể.

Bạn đã uống thuốc điều trị 3 đợt trong 3 tháng, khi uống thuốc thì bớt ngứa hết thuốc lại ngứa trở lại, các triệu chứng của bạn liên quan đến bệnh ký sinh trùng giun sán là rất cao, bạn nên đến khám bệnh trực tiếp để được bác sĩ hỗ trợ chữa dứt bệnh giun sán ngăn chặn bệnh chàm tái phát.

BS. Nguyễn Ngọc Ánh

 

 

PHÒNG KHÁM KÝ SINH TRÙNG ÁNH NGA TP.HCM

CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

ĐC: 74 - 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP HCM

ĐT tư vấn: 0912171177 - 02838302345 

Mở cửa từ 7h đến 17h, thứ 2 đến thứ 7​

Xét Nghiệm Máu, Điều Trị Bệnh Giun Sán Gây Ngứa

Thời gian trả kết quả trong ngày

 

bản đồ đường đi
thông báo

LỊCH KHÁM BỆNH

Phòng khám làm việc từ thứ 2 đến CN

Mở cửa từ 7h sáng đến 5 giờ chiều

Nghỉ ngày Lễ, Tết 

Trân trọng thông báo

Hỗ trợ trực tuyến

"Thường xuyên ngứa da

 nên kiểm tra giun sán"

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

LIÊN HỆ BÁC SĨ

Hotline: 02838302345

Phòng khám quốc tế ánh nga

GIẤY PHÉP SỐ 

02523/SYT-HCM-GPHĐ

MÃ SỐ THUẾ

0312466011/SKHĐT-HCM

ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

ĐT: 028 38 30 23 45 - Tổng Đài 081080

video clip
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Giới thiệu  phòng khám Ánh Nga
Giới thiệu phòng khám Ánh Nga
thống kê truy cập
  • Đang online: 79
  • Hôm nay: 4122
  • Tuần: 26694
  • Tháng: 100001
  • Tổng truy cập: 2656101
Zalo
Hotline
Hotline