Dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn qua nội tạng

Dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn qua nội tạng
99 Lượt xem

Bệnh giun lươn là bệnh có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong, không nên chủ quan. Bên cạnh đó cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh giun lươn khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng.

Giun lươn là gì?

Giun lươn có tên khoa học là Strongyloides stercoralis,bệnh nhân được phát hiện nhiễm giun lươn đầu tiên bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẩn ngứa…

Nguyền truyền bệnh giun lươn là gì?

Theo quan điểm cũ, nguồn bệnh duy nhất của giun lươn là người. Tuy nhiên gần đây đã phát hiện chó mèo cũng có nhiễm giun lươn nên chó mèo cũng là nguồn lây nhiễm bệnh. Mầm bệnh giun lươn là ấu trùng giun lươn ở giai đoạn có thực quản hình sợi (filariform), có thể từ nguồn bệnh trực tiếp là động vật hoặc môi trường bên ngoài.

Giun lươn có thể chui qua da, những người thường xuyên tiếp xúc với phân, đất... rất dễ có nguy cơ nhiễm giun lươn hay những người có thói quen ăn rau sống hay đồ ăn nấu không chín kĩ

Giun lươn lây bệnh cho người như thế nào?

Ấu trùng giun lươn dưới da xâm nhập cơ thể bằng cách chui qua vùng da bị trầy xước khi tiếp xúc với đất, sau đó vào trong máu theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, tới khí quản. Sau đó, nó tới hầu rồi chuyển sang thực quản, xuống ruột để trở thành giun trưởng thành. Giun lươn trưởng thành ký sinh ở niêm mạc ruột, sau khi giao hợp sẽ đẻ trứng.

Giun lươn và dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn nội tạng

Chu kỳ phát triển bệnh giun lươn

Trứng giun lươn nhanh chóng phát triển thành ấu trùng dạng tự do và bị đào thải ra ngoài. Trong môi trường tự nhiên, một số ấu trùng tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành, ăn vi khuẩn, các chất hữu cơ trong đất, giao hợp, đẻ trứng tạo thế hệ mới. Một số con ấu trùng khác xâm nhập cơ thể người và gây bệnh.

Bệnh giun lươn thường khó phát hiện vì nó hay phối hợp với các giun sán ký sinh trùng khác, gây nên những triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu. Nhiều trường hợp nhiễm giun lươn mà không có biểu hiện bệnh.

Dấu hiệu nào nhận biết khi nhiễm giun lươn?

Bệnh giun lươn được chia thành 2 dạng: Dạng giun lươn mạn tính, không biến chứng: gặp ở người bình thường, không suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân hầu như không có biểu hiện bệnh. Các biểu hiện có thể gặp gồm:

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh ở da do giun lươn?

Biểu hiện nhiễm giun lươn ở da: ngứa da nổi mẩn, dạng chàm da dị ứng hoặc có những đường ngoằn ngoèo (thường là ngang thắt lưng, quanh hậu môn, bàn tay, bàn chân) do ấu trùng di chuyển. Các vết bầm đỏ (kích thước khoảng 3 - 4cm) rải rác ở tay chân, trên cơ thể nhất là bụng ngực và nổi mề đay.

Giun lươn và dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn nội tạng

Biểu hiện mẩn ngứa da do nhiễm giun lươn

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh ở đường tiêu hóa do giun lươn?

Biểu hiện nhiễm giun lươn ở đường tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ. Đau bụng có thể ở bất cứ vị trí nào nhưng thường hay đau vùng trên rốn và vùng bên phải. Vì vậy dễ nhầm là đau dạ dày; đau do gan mật; đầy hơi trướng bụng; tiêu chảy phân có mỡ, phân hôi tanh, thối khẳn…

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun lươn ở nội tạng?

Biểu hiện ở các cơ quan khác như viêm phổi gây ho kéo dài, khó thở, tức ngực (Xquang phổi có vùng thâm nhiễm), viêm đa khớp, đau nhức toàn thân, phù toàn thân, hạch to... Có trường hợp đã tìm thấy ấu trùng giai đoạn 1 trong nước tiểu.

Giun lươn và dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn nội tạng

Chụp XQ có thể phát hiện ổ giun lươn trong phế nang

Giun lươn có thể gây biến chứng nguy hiểm khó lường

Ấu trùng giun lươn di chuyển có khi lạc chỗ, chính vì vậy đã gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau: Giun lươn gây tổn thương hệ thần kinh: ấu trùng giun lươn phát triển trong đường tiêu hóa, rồi xuyên qua thành ruột, theo máu đi thẳng lên hệ thống thần kinh trung ương gây viêm não, màng não, áp-xe não và xuất huyết não khiến cho nhiều thầy thuốc lâm sàng chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý viêm màng não do virut, vi khuẩn, lao, nấm... Đây là một trong những tổn thương nặng nề, nguy hiểm và tử vong nhiều nhất.

Giun lươn gây tổn thương hệ hô hấp: giun lươn còn có thể gây ra viêm phổi, áp-xe phổi, xuất huyết phổi, gây khó thở...Nhiễm khuẩn huyết: do kéo theo hoặc đồng nhiễm với các loại vi khuẩn nên gây nhiễm khuẩn huyết là một bệnh toàn thân rất nguy hiểm.

Giun lươn gây tổn thương hệ tiêu hóa: gây viêm ruột, tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn đường mật. Ngoài ra, bệnh còn gây tổn thương trên nội tâm mạc, viêm tụy, suy gan, suy thận…

Giun lươn và dấu hiệu nhận biết bệnh giun lươn nội tạng

Giun lươn di chuyển lên não gây u não

Tùy theo vị trí ký sinh của ấu trùng trong cơ thể, bệnh nhân sẽ có những hiểu hiện lâm sàng khác nhau ở những cơ quan tương ứng. Ở những dạng này, bệnh thường diễn tiến nặng và phức tạp như: gây tắc ruột, viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết… Nếu không được chẩn đoán kịp thời, có thể dẫn tới tử vong.

Biểu hiện bệnh từ không triệu chứng trong nhiễm trùng cấp tính và mãn tính đến nặng và tử vong trong hội chứng Hyperinfection ( bệnh giun lươn lan tỏa), tỉ lệ tử vong hơn 85%.

Xét nghiệm ở đâu chẩn đoán bệnh giun lươn tốt nhất?

Nên xét nghiệm bệnh giun lươn tại tuyến chuyên khoa, ở tuyến chuyên khoa có đầy đủ máy móc trang thiết bị và kỹ thuật để chẩn đoán nhanh, chính xác bệnh giun lươn.

Phương pháp xét nghiệm nào tốt nhất để chẩn đoán bệnh giun lươn?

Phương pháp xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán bệnh giun lươn là xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA có độ nhậy và độ đặc hiệu cao, thường được thực hiện tại phòng khám ký sinh trùng giun sán để chẩn đoán bệnh giun lươn.

Trường hợp bệnh nhân nặng, khó thở tức ngực ho nhiều có thể xét nghiệm đàm để chẩn đoán bệnh. Xét phân cũng được thực hiện khi có những dấu hiệu bệnh nặng.

Nên trị bệnh giun lươn ở đâu?

Bệnh giun lươn là bệnh có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong, không nên chủ quan. Bên cạnh đó cũng giống như các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh giun lươn khó chẩn đoán vì biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phong phú dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh thường gặp hơn.

Nên khám và trị bệnh giun lươn tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để có được dịch vụ tốt nhất về trị bệnh giun lươn và giun khác nói chung. Bác sĩ ký sinh trùng có đầy đủ cơ số thuốc trị bệnh giun lươn, giảm nguy cơ dẫn đến bệnh nặng gây biến chứng nguy hiểm khó lường.

Phòng bệnh giun lươn như thế nào?

Nên xét nghiệm định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần nhằm phát hiện sớm và điều trị sớm phòng biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, ủ phân kỹ trước khi bón hoa màu, mang ủng, đeo gang tay khi tiếp xúc với đất.

Giáo dục sức khỏe, điều trị hang loạt cho những cộng đồng có tỷ lệ nhiễm cao.

Đối với nhà nông nên rắc vôi sau mỗi vụ mùa./.

Bs. Lê Thị Hương Giang

bản đồ đường đi
thông báo

LỊCH KHÁM BỆNH

Phòng khám làm việc từ thứ 2 đến CN

Mở cửa từ 7h sáng đến 5 giờ chiều

Nghỉ ngày Lễ, Tết 

Trân trọng thông báo

Hỗ trợ trực tuyến

"Thường xuyên ngứa da

 nên kiểm tra giun sán"

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

LIÊN HỆ BÁC SĨ

Hotline: 02838302345

Phòng khám quốc tế ánh nga

GIẤY PHÉP SỐ 

02523/SYT-HCM-GPHĐ

MÃ SỐ THUẾ

0312466011/SKHĐT-HCM

ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

ĐT: 028 38 30 23 45 - Tổng Đài 081080

video clip
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Giới thiệu  phòng khám Ánh Nga
Giới thiệu phòng khám Ánh Nga
thống kê truy cập
  • Đang online: 44
  • Hôm nay: 107
  • Tuần: 14339
  • Tháng: 7136
  • Tổng truy cập: 3092985
Zalo
Hotline
Hotline