Thưa bác sĩ. Em xét nghiệm bác sĩ nói trong máu em có chỉ số bạch cầu toan tính tăng cao hơn mức bình thường và khuyên em nên đi xét nghiệm ký sinh trùng giun sán trong máu. Ngoài ra em còn bị ngứa da nổi mẩn hai ba ngày nổi một lần. Xin bác sĩ tư vấn như vậy có phải em bị nhiễm giun sán không và nên xét nghiệm giun sán ở đâu? Tại sao bị nhiễm giun sán lại bị tăng bạch cầu toan tính thưa bác sĩ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi, xin trả lời bạn như sau.
Vì các chất độc của ký sinh trùng có cấu trúc base amin gần giống histamine làm tăng sản hệ bạch cầu đa nhân trung tính - kiềm tính - dưỡng bào (poly-baso-mastocyte).
Bên cạnh đó có sự gia tăng histamine kéo theo gia tăng bạch cầu toan tính (BCTT) để nuốt các dưỡng bào và trung hòa tác hại của histamine.
Dị nguyên gắn vào IgE trên bề mặt các dưỡng bào, kích hoạt tế bào này tiết ra:
- Histamin
- Chất phản ứng chậm của phản vệ (SRS-A, slow reactive substance of anaphylaxis) hai chất này tác động vào những cơ quan đích, gây co thắt các cơ trơn, xuất tiết, phù nề..
- Yếu tố hóa hướng động BCTT (ECF, eosinophilic chemotatic factor) chất này và histamin cao thu hút sự di chuyển BCTT đến nơi tập trung dưỡng bào
- Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF, platelet activating factor) làm nó tiết ra các phospholipids
Bạch cầu toan tính gia tăng trong trong trường hợp nhiễm giun sán, côn trùng nhằm:
- Thu dọn sạch phức hợp [ kháng nguyên ký sinh trùng - kháng thể ]
- Vô hiệu hóa histamin bằng men histaminase
- Vô hiệu hóa SRS-A bằng men aryl sulfatase
- Phân giải phospholipids do tiểu cầu tiết ra
Như thế, qua các men tiết BCTT đã trung hòa các tác hại do các dưỡng bào gây ra cho những cơ quan đích.
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm ấu trùng giun đũa chó (sán chó) Toxocara
Khi người bệnh nuốt phải ấu trùng giun đũa chó (sán chó) ấu trùng sẽ vào dạ dày, ruột, sau đó chui qua thành ruột chu du trong dòng máu đi khắp cơ thể, có thể gây tổn thương một số cơ quan nội tạng như: gan, mắt, não, tim, phổi…
Ấu trùng giun đũa chó tiết ra kháng nguyên lạ cơ thể nhận biết kháng nguyên đó và sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên đó và gây ra hiện tượng ngứa da dị ứng, nổi mày đay mẩn ngứa.
Một số trường hợp chỉ số bạch cầu toan tính tăng cao nhưng không phải ai mắc bệnh ấu trùng giun đũa chó (sán chó) bạch cầu toan tính cũng tăng.
Hình ảnh nổi mày đay dị ứng ở bệnh nhân xét nghiệm nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm giun đũa Ascaris lumbricoides
Giun trưởng thành sống ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài dính vào đất, rau. Người ta nuốt trứng, ấu trùng nở trong ruột non, theo đường tĩnh mạch lên gan, khoảng 1 tuần sau chuyển lên phổi, lưu lại phổi khoảng 1 tuần, sau đó theo thực quản xuống ruột non và trưởng thành sau 2 tuần, 4 tuần sau, giun cái bắt đầu đẻ trứng
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm Giun móc Neccator americanus, Ancylostoma duodenale
Ở những người nhiễm giun móc lần đầu, từ tuần lễ thứ 1 đến tháng thứ 3, BCTT lên đến 50 -75%, số lượng bạch cầu ở mức 25.000 – 60.000/mm3 cho đến tháng thứ 4 sau đó giảm dần. Đến tháng thứ 9, BCTT còn 25%, tháng thứ 12 còn 10% và đến năm thứ 2, thứ 3 còn 4 - 5%. Triệu chứng thiếu máu tăng dần từ tháng thứ 1 đến thứ 4. BCTT tiếp tục tăng cao dù giun đã trưởng thành, lý do là vì những chất độc do giun thải ra theo vết thương niêm mạc ruột non ngấmngay vào máu; dần dần, khi cơ thể ký chủ quen với các chất ấy, BCTT mới giảm.
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm Giun lươn Strongyloides
Bạch cầu toan tính tăng lên đến 20 - 30%, trong giai đoạn giảm lại vọt tăng lên, có khi đến 30 - 40%, biểu đồ Lavier do đó có hình răng cưa. Các đợt tăng vọt ứng với những lúc tự nhiễm Faust
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm Giun xoắnTrichinella spiralis
Sau khi nuốt thịt heo có ấu trùng vài giờ, bệnh nhân lâm vào một bệnh cảnh cấp tính, cần can thiệp nhanh: sốt cao, liên tục, tiêu chảy, đau nhức cơ, phù mặt, tây chân, bụng…Giun trưởng thành trong 2 ngày, sau đó thụ tinh, đẻ ra ấu trùng.
Ấu trùng theo đường máu qua gan, phổi, tim, đóng kén ờ cơ vân. Từ tuần lễ thứ 2, BCTT bắt đầu tăng dần, đạt mức 15 - 30%vào tuần thứ 3, và tối đa ở mức 80 - 90% vào tuần lễ thứ 4, sau đó giảm dần. Đến tháng thứ 6, BCTT còn 5%. Sau 1 năm, BCTT trở lại bình thường khi ấu trùng đã hóa vôi.
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm Giun kim Enterobius vermicularis
Trong lần nhiễm đầu, BCTT tăng đến 25 - 30% ở ngày thứ 20; sau đó giảm dần. Nếu giun chui vào niêm mạc ruột hoặc âm đạo, BCTT có thể tăng lên đến 12%.
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm Giun tóc Trichuris trichiura
Trước khi phát hiện trứng giun trong phân (tháng thứ 3 ), BCTT có thể lên đến 40 - 50%; sau đó giảm dần còn 4 -24%
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm bệnh sán dây bò Taenia saginata
Thời gian 2 đến 3 tháng sau khi ăn thịt bò có ấu trùng, xuất hiện một con sán dây trưởng thành rất dài ký sinh trong cơ thể vật chủ gồm rất nhiều đốt sán nối với nhau, khi đó các đốt sán phía đuôi tự rụng và theo phân ra ngoài hoặc tự chui ra hậu môn. Sán dây trưởng thành dài tới 12 mét và sống ký sinh trong cơ thể đến 30 năm.
Đốt sán dây có hình dạng và màu sắc giống đoạn xơ mít nên dân gian hay gọi là sán xơ mít.
Trước khi các đốt sán bắt đầu bò ra ngoài, BCTT tăng đến 15 - 30% , có khi 35%; sau đó giảm dần còn 5 - 10%
Hình ảnh con sán dây sau khi sổ tại phòng khám Ánh Nga
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm bệnh Sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski
Các chất độc do sán thải ra được hấp thụ vào máu, khiến bệnh nhân buồn nôn, tiêu chảy, phù toàn thân, sốt, có khi hôn mê, BCTT có thể tăng đến 34%
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm bệnh Sán lá gan lớn Fasciola hepatica
Sán trưởng thành sống trong ống dẫn mật của trâu, bò, cừu, người. Trứng sán ra ngoài, nở ấu trùng lông trong nước, từ đó chui vào ốc Lymnaea. Sau khi trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng, cuối cùng ấu trùng đuôi rời ốc để bám lên những thực vật thủy sinh.
Khi người ta ăn sống các thực vật này ( xà lách xoong ), ấu trùng chui qua vách ruột, di chuyển trong ổ bụng, dục thủng gan để chui vào. Trong thời gian chu du này, thường kéo dài đến 12 tuần, sán non ăn mô gan và có gắng tìm cách chui vào ống dẫn mật để trưởng thành, BCTT tăng rất cao: 40 - 80% .
Trong quá trình này, sán non có thể lọt vào một tĩnh mạch, về tim và được đi rất xa, đến não, phổi, hốc mắt, da… gây apxe. Trong suốt thời gian sán lạc chỗ này, BCTT cũng cao 40 - 80% cho đến khi sán chết ( biểu đồ 2.1-5)
Ngứa da dị ứng tăng bạch cầu toan tính do nhiễm bệnh Sán lá phổi Paragonimus westermani
Sán trưởng thành trong các ổ áp-xe quanh phế quản của động vật như: chó, mèo, cọp, beo, chồn…, trứng theo đàm và phân ra ngoài. Ấu trùng lông nở trong nước, chui vào ốc Melania. Sau khi trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng, cuối cùng ấu trùng đuôi rời ốc để bám vào cơ ngực của tôm, cua.
Khi người ta ăn tôm, cua nấu chưa kỹ, ấu trùng chui qua vách ruột, di chuyển trong ổ bụng, đục thủng cơ hoành và màng phổi rồi chui vào phổi. Trong khoảng thời gian chu du ở mô phổi này, thường kéo dài 5 - 6 tuần lễ, sán làm BCTT gia tăng đến 81%. Sán non cũng có thể lọt vào một tĩnh mạch và lạc chỗ như sán lá gan, trong trường hợp này, BCTT cũng tăng cao cho đến khi sán chết.
Để xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh giun sán và điều trị bệnh giun sán mời bạn tới phòng khám chuyên khoa nội ký sinh trùng Ánh Nga tại Tp. HCM do các bác sĩ từng làm việc tại viện ký sinh trùng trung ương phụ trách trực tiếp khám xét nghiệm và điều trị cho bạn.
Chúc sức khỏe bạn.