Chẩn Đoán Điều Trị Giun Sán Ký Sinh Ở Mô Và Bạch Huyết

Chẩn Đoán Điều Trị Giun Sán Ký Sinh Ở Mô Và Bạch Huyết
1362 Lượt xem

Chào bác sĩ: Em đi xét nghiệm máu bác sĩ nói nghi ngờ trong máu em bị nhiễm giun sán. Tìm hiểu trên mạng em thấy khi bị nhiễm giun sán là bị tăng bạch cầu toan tính và giun sán có thể ký sinh trong hệ bạch huyết. Em rất lo lắng không biết em có bị như vậy không xin bác sĩ tư vấn.

Chào bạn, xin trả lời bạn như sau.

Khi bị nhiễm giun sán ký sinh là tăng bạch cầu toan tính?

Sai! Không phải ai khi bị nhiễm giun sán ký sinh trong máu đều tăng bạch cầu toan tính. Chỉ có một tỷ lệ số bệnh nhân bị nhiễm giun sán trong máu có kèm theo tăng bạch cầu toan tính.

Vì vậy trong lâm sàng các bác sĩ không dựa vào kết quả xét nghiệm bạch cầu toan tính để chẩn đoán bệnh giun sán. Kết quả xét nghiệm bạch cầu toan tính chỉ có tác dụng hỗ trợ gợi ý chẩn đoán và điều trị bệnh giun sán

Trường hợp nên xét nghiệm bạch cầu toan tính để chẩn đoán bệnh nhiễm giún sán ký sinh?

Trên một trường hợp bệnh nhân tới khám nghi ngờ nhiễm giun sán thì ngoài việc khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm chuyên khoa bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm bổ sung bạch cầu toan tính để hỗ trợ chẩn đoán.

Như vậy có nghĩa là tất cả các trường hợp bệnh nhân tới khám có những biểu hiện hiện nghi ngờ nhiễm giun sán ký sinh thì bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm bạch cầu toan tính

Những loại giun sán ký sinh nào thường ký sinh trong hệ bạch huyết

Các loại giun chỉ có tên khoa học là: Wuchereria bancrofti, Brugia malayi sống trong hệ bạch huyết, cùng với sự có mặt của phôi giun trong máu ngoại vi, bạch cầu toan tính thường ở mức hơn 30%, giảm khi bệnh nhân được điều trị đặc hiệu bằng diethylcarbamazin.

Gây hội chứng Weingarten (eosinophilie pulmonaire tropicale)

Ở vùng nhiệt đới, Brugia malayi và Brugia phahangi (một loại giun chỉ của khỉ) có thể tạo bệnh cảnh phế quản - phổi kiểu viêm phế quản dạng suyễn kèm hình ảnh X quang dạng lưới hay đôm đốm.

Rất hiếm khi tìm thấy phôi giun, nhưng bạch cầu toan tính thì luôn ở mức cao 20.000 - 80.000/mm3. Bệnh nhân đáp ứng rất tốt với điều trị đặc hiệu.

Sán máng

Các sán máng sống thường xuyên trong tĩnh mạch, bạch cầu toan tính gia tăng vừa phải. Dưới đây là một số chỉ số bạch cầu toan tính tăng trong một số loài sán máng

Schistosoma japonicumtrên 30%

Schistosoma mekongi6 - 18%

Schistosoma mansoni17 - 21%

Trường hợp của bạn nên đến phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để được khám xét nghiệm giun sán trong máu. Hiện nay bệnh giun sán nếu phát hiện đúng loại giun hay sán cụ thể sẽ trị khỏi hoàn toàn bạn nhé.

Chúc sức khỏe bạn.

Nhóm BS Phòng Khám Chuyên Khoa Ký Sinh Trùng Ánh Nga

bản đồ đường đi
thông báo

LỊCH KHÁM BỆNH

Phòng khám làm việc từ thứ 2 đến thứ 7

Mở cửa từ 7h sáng đến 5 giờ chiều

Nghỉ ngày Lễ, Tết và CN

Trân trọng thông báo

Hỗ trợ trực tuyến

"Thường xuyên ngứa da

 nên kiểm tra giun sán"

TƯ VẤN MIỄN PHÍ

LIÊN HỆ BS. NGA

Hotline: 0947 232 062

Phòng khám quốc tế ánh nga

GIẤY PHÉP SỐ 

02523/SYT-HCM-GPHĐ

MÃ SỐ THUẾ

0312466011/SKHĐT-HCM

ĐC: 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM

ĐT: 028 38 30 23 45 - Tổng Đài 081080

video clip
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Bác sĩ Nga chia sẻ bắt con sán xơ mít dài 3 mét trong bụng bé trại 7 tuổi
Giới thiệu  phòng khám Ánh Nga
Giới thiệu phòng khám Ánh Nga
thống kê truy cập
  • Đang online: 60
  • Hôm nay: 3599
  • Tuần: 3599
  • Tháng: 100000
  • Tổng truy cập: 2443665
Zalo
Hotline
Hotline