Khi bị ho kéo dài là tình trạng bệnh lý tổn thương tại phổi, nhiều người khi bị ho kéo dài luôn lo lắng và cho rằng thể mình bị bệnh lao, ung thư phổi, khi đi khám thì kết quả không phải như vậy, uống thuốc bớt bệnh sau một thời gian ho lại xuất hiện trở lại.
Tác giả: Bác sĩ. Lê Thị Hương Giang
Tham vấn y khoa: Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh
Trong bài viết này chúng tôi xin phép được chia sẻ với bạn đọc một nguyên nhân gây ho kéo dài mà ít ai nghĩ tới đó là ho kéo dài do ký sinh trùng giun sán ký sinh trong phổi
Ký sinh trùng có thể gây ảnh hưởng đến phổi theo nhiều cách khác nhau, nếu được phát hiện sớm hầu hết các bệnh nang phổi do ký sinh trùng có thể chữa được bằng các phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.
Có rất nhiều loại ký sinh trùng có thể gây ảnh hưởng đến phổi như: bệnh sán lãi chó, bệnh giun lươn, bệnh ký sinh trùng mèo, bệnh sán lá gan lớn ấu trùng di chuyển lạc chỗ.... Chúng có thể vào cơ thể qua da, niêm mạc hoặc qua đường miệng do nuốt phải ấu trùng.
Một khi vào trong cơ thể các ký sinh trùng thường vào phổi qua đường máu. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên thường khó phát hiện sớm được bệnh.
Biểu hiện bệnh ho kéo dài tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước của nang kí sinh trùng. Hiện nay có một loại kí sinh trùng có tỉ lệ gây bệnh ho kéo dài trên người ngày một tăng lên và vật chủ mang bệnh là những động vật rất gần gũi với con người đó là sán lãi chó ( Echinococus granulosus).
Đầu mũi tên mầu trắng là nang sán lãi chó làm tổ trong phổi gây ho kéo dài
Bệnh sán lãi chó là gì?
Sán dây chó có chiều dài khoảng từ 2 đến 7 mm, chiều ngang khoảng 0,3 mm.
- Đầu hình quả lê, đầu sán nhô ra có 4 giác và vòng móc với từ 28 đến 50 móc.
- Thân gồm từ 3 đến 4 đốt. Đốt thứ nhất chưa có bộ phận sinh dục, đốt thứ hai lưỡng giới, đốt thứ ba dài và rộng hơn cả, có tử cung bịt kín, chứa khoảng từ 500 đến 800 trứng sán.
- Trứng sán có ấu trùng ở bên trong với 6 móc giống như các loại sán dây khác.
Sán lãi chó có ở đâu?
Vật chủ chính của bệnh là chó nhà, chó rừng, mèo,... . Ở Việt nam, chó thường được nuôi để giữ nhà, làm cảnh,.. thế nhưng bệnh ở chó mèo thường ít được quan tâm đến, và nếu có quan tâm cũng chỉ chú ý đến những bệnh truyền nhiễm như bệnh dại,... mà ít quan tâm đến những bệnh ký sinh trùng ở chó.
Ngoài ra do thói quen ăn uống hay ăn đồ sống, rau sống, thịt cá sống, gỏi… là vật chủ trung gian truyền bệnh sán lãi chó.
Bệnh sán lãi chó ký sinh ở phổi gây ho kéo dài như thế nào?
Trứng sau khi vào đường ruột, trứng phát triển thành ấu trùng 6 móc. Ấu trùng sau đó gắn vào ruột non bởi các móc của chúng và xâm nhập vào thành ruột. Chúng đến gan thông qua hệ tuần hoàn cửa.
Hầu hết các ấu trùng sán lãi chó mắc kẹt trong các xoang gan nhưng những ấu trùng có đường kính <0,3 mm có thể đi qua các xoang gan, thông qua các tĩnh mạch gan và tĩnh mạch chủ dưới tới tim phải và cuối cùng làm tổ trong phổi và gây ho kéo dài.
Sán lãi chó làm tổ trong gan
Ấu trùng sán lãi chó cũng có thể đến phổi qua đường khác. Chúng vào ống ngực qua hệ bạch huyết của ruột non, sau đó thông qua tĩnh mạch cảnh trong vào tim phải và sau đó vào phổi làm tổ và gây ho kéo dài .
Đây là một con đường lớn mà ấu trùng sán lãi chó bỏ qua gan để đến phổi gây ho kéo dài cho người bệnh. Một con đường bạch huyết khác có thể là hệ bạch huyết của vòm gan và cơ hoành, lên đến các hạch bạch huyết cạnh xương ức và liên sườn.
Sự tiếp xúc trực tiếp của phổi do hít phải không khí có chứa trứng sán lãi chó. Borrie trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khi đưa trứng sán lãi chó vào khí quản của cừu đã dẫn đến sự phát triển của nang sán tại phổi.
Bệnh ho kéo dài do sán lãi chó có nguy hiểm không?
Giai đoạn sớm: Giai đoạn sớm tính từ khi nhiễm cho đến khi sán lãi chó đẻ trứng đầu tiên, trung bình 2-20 ngày, có thể kéo dài đến 2 tháng. Trong thời gian ấu trùng di trú trong khoang phúc mạc (một lớp cơ và màng ngăn cách giữa ngực và bụng), một số bệnh nhân thấy đau bụng hay đau thượng vị, thậm chí có thể có tiêu chảy.
Khi ấu trùng sán lãi chó xuyên qua cơ hoành và di trú trong khoang màng phổi, có thể có đau ngực. Khi ấu trùng di trú trong nhu mô phổi tăng lên và ho kéo dài, có thể là ho khan, đau ngực, khó chịu, có thể có ho có đờm sốt nhẹ.
Nhiễm sán lãi chó giai đoạn muộn: Giai đoạn thứ hai của nhiễm sán lãi chó là thời gian sán trưởng thành sống ở phổi. Giai đoạn thường điều trị nội khoa khó khăn vì năng quá lớn và tổn thương chèn ép phổi nên cần phải phẫu thuật để bóc tách gây đau đớn và tốn kém cho người bệnh. Ở giai đoạn này bệnh nhân thường có biểu hiện ho ra máu giống như bệnh lao phổi
Nang sán lãi chó bóc tách sau phẫu thuật
Điển hình nhất là sau khi ho kéo dài nhiều năm thì chất đờm có màu sô-cô-la, bao gồm hỗn hợp máu, tế bào viêm và trứng sán giải phóng ra khi nang bao quanh sán trưởng thành vỡ vào tiểu phế quản, bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi, không sốt, khám thường không phát hiện bất thường cho dù có ho máu tái diễn.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sán lãi chó trị bệnh ho kéo dài như thế nào?
Tiêu chuẩn vàng là thấy trứng sán lãi chó trong đờm hoặc dịch màng phổi hoặc trong phân, trên thực tế làm sàng tỷ lệ bệnh nhân nhiễm sán lãi chó tìm thấy sán lãi chó trong đờm hay dịch màng phổi khoảng 40%.
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán lãi chó là phương pháp tốt nhất hiện nay, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao đã được sử dụng rộng rãi cho tất cả các trường hợp cần xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh sán lãi chó
Điều trị bệnh sán lãi chó có dứt bệnh ho kéo dài không?
Điều tri bệnh sán lãi chó cần tới tuyến chuyên khoa gặp bác sĩ chuyên khoa kí sinh trùng để được chẩn đoán và điều trị triệt để. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Những trường hợp ho kéo dài, hoặc có dấu hiệu đau tức ngực, khó thở, ngứa da lâu ngày, người mệt mỏi do bệnh sán lãi chó thì trị bệnh sán lãi chó sẽ dứt tình trạng khó chịu trên.
Phòng bệnh sán lãi chó như thế nào?
Phương pháp phòng bệnh sán lãi chó tốt nhất là gì?
- Thực hiện quản lý vật nuôi khỏe mạnh
- Quản lý chế độ ăn uống của chó mèo.
- Giáo dục vệ sinh đúng cách. Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm nên được truyền thông và áp dụng rộng rãi. Trái cây và rau quả nên được rửa sạch đúng cách trước khi sử dụng .
- Điều trị chó nuôi trong vùng bệnh với paraziquantel (5 mg / kg) mỗi 45 ngày.