Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, tập quán sinh hoạt cũng như vệ sinh môi trường rất thích hợp cho sự phát triển và lây nhiễm của các mầm bệnh ký sinh trùng giun sán
Mẩn ngứa da là dấu hiệu thường gặp khi nhiễm bệnh giun sán
Bệnh bệnh ký sinh trùng giun sán phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiệm khác nhau ở các vùng miền. Nhiễm Ký sinh trùng giun sán tác động một cách âm ỉ kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng, làm giảm sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí tuệ của con người, ảnh hưởng đến quá trình học tập và làm việc, gây trở ngại tới sự phát triển kinh tế.
Ảnh hưởng của ký sinh trùng giun sán đối với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là sảy thai và thiếu máu
Với phụ nữ trưởng thành và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, nhiễm ký sinh trùng giun sán ảnh hưởng tới thời kỳ mang thai, gây thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con cái họ, có thể gây đẻ non, trẻ thiếu cân, tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.
Do đó trẻ em và phụ nữ độ tuổi sinh sản được coi là nhóm đích của chương trình phòng chống các bệnh giun sán.
Phần lớn nhiễm bệnh giun sán là do ăn uống thiếu khoa học, không hợp vệ sinh
Bên cạnh bệnh giun truyền qua đất rất phổ biến, một số địa phương người dân có phong tục, tập quán ăn gỏi cá, thịt lợn tái, thịt bò tái, tiết canh, gan lợn tái, cua nướng và rau thủy sinh không nấu chín kết hợp với sự giao lưu ẩm thực giữa các vùng miền ngày càng phát triển đã trở thành yếu tố quan trọng gây bệnh sán lá gan, sán lá phổi, sán giây, ấu trùng sán lợn…trong cộng đồng.
Nhiễm ấu trùng giun đũa chó Toxocara gây mẩn ngứa da
Ấu trùng Toxocara di chuyển đến não, một biến chứng nguy hiểm của bệnh giun sán
Ấu trùng Toxocara có thể xâm nhập vào máu, di chuyển tự do trong dòng máu, gây mẩn ngứa da dị ứng và các tổn thương nội tạng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Chẩn đoán bệnh giun đũa chó bằng cách xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần. Xét nghiệm sớm cho các trường hợp mẩn ngứa da chữa trị da liễu không hiệu quả. Trị bệnh giun đũa chó bằng thuốc diệt ký sinh trùng, liệu trình 7 đến 14 ngày, có thế lặp lại liều tưng tự sau 1 đến 2 tháng.
Bệnh giun lươn Strongyloides gây hoại tử ruột
Tổn thương da do nhiễm bệnh giun lươn
Giun lươn vào ruột sau đó xuyên qua thành ruột vào máu, tới phổi (gây ho theo chu kỳ) sau đó ấu trùng chui ra hầu họng rồi xuống thực quả, qua dạ dày và làm tổ sinh sản ở ruột non. Quá trình làm tổ ở ruột non chúng phá hủy thành ruột gây viêm loét hoại tử ruột, xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ mạn tính kéo dài và có chu kỳ. Xét nghiệm máu bằng phương pháp ELISA chẩn đoán bệnh giun lươn, sau khi có kết quả dùng thuốc diệt ký sinh trùng trị bệnh giun lươn với liệu trình 5 đến 10 ngày, có thế lặp lại liều tưng tự sau 1 tháng.
Bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii
Ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii tạo nang trong vòm họng
Không thuộc bệnh giun sán, Toxoplasma gondii là loài ký sinh trùng đơn bào, dạng thoa trùng, có thể tạo nang trong cơ thê, gây sảy thai hoặc thai lưu,...Khi nhiễm bệnh ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii, ở cả nam và nữ xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, nhức đầu, hay quên, thay đổi tính tình, hay cáu gắt vô cớ. Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh ký sinh trùng mèo, cho kết quả nhanh, chính xác. Sau khi có kết quả sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để trị bệnh. Thời gian điều trị ký sinh trùng mèo Toxoplasma gondii từ 5 đến 7 ngày, có thể lặp lại liều tương tự sau 1 tháng.
Bệnh sán lá gan lớn Fascilolas
Sán lá gan lớn Fasciolas gây hoại tử tế bào gan
Gây tổn thương gan, có thể xét nghiệm máu chẩn đoán sớm và trị bệnh trong thời gian 3 đến 5 ngày.
Bệnh giun kim
Gây ngứa hậu môn, thường ngứa về ban đêm và hay gặp ở trẻ em, bệnh giun kim nên điều trị cho cả gia đình. Thời gian trị bệnh giun kim 5 ngày, lặp lại liều tương tự sau 7 ngày.
Các bệnh giun sán khác
Bệnh giun đầu gai, bệnh sán gạo heo, bệnh giun đũa, bệnh giun móc chó ở người, bệnh sán máng, bệnh giun chỉ bạch huyết,...khi bị nhiễm thường gây ngứa da, làm thay đổi chỉ số máu, xuất hiện nồng độ IgG tăng trong máu nên có thể xét nghiệm máu chẩn đoán các loại bệnh giun sán này ngay khi chưa xuất hiện triệu chứng.
Trong quá trình ăn uống và sinh hoạt, chúng ta không thể tránh khỏi những rủi ro nhiễm bệnh ấu trùng giun sán. Nên chủ động xét nghiệm ít nhất một năm một lần để chủ động phòng chống và chữa trị bệnh tật. Bất cứ loại giun sán nào nhiễm vào cơ thể đều chiếm chất dinh dưỡng và gây nên các dấu hiệu bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, phòng chống bệnh giun sán bằng cách ăn uống vệ sinh và chủ động xét nghiệm để chữa trị khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh giun sán./.